Khớp cắn ngược là gì? Nhiều người vẫn còn xa lạ với khái niện này. Để đơn giản và dễ hiểu hơn thì khớp cắn ngược còn được gọi là móm, vẩu hàm dưới. Nó không những làm xấu đi vẻ bề ngoài của bạn, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới các sinh hoạt hằng ngày. Biểu hiện của móm khá dễ nhận biết: xương hàm dưới đưa ra phía trước, khi ngậm miệng răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên, cằm lệch, gây mất hài hòa khuôn mặt. Chưa kể các khó khăn khi ăn uống…
Nguyên nhân dẫn tới hàm móm có thể do di truyền hoặc những thói quen thường gặp thời thơ ấu như mút tay, mút môi, đẩy lưỡi…
Khớp cắn ngược
Ngày nay, để thuận tiện cho việc chuẩn đoán và điều trị khớp cắn ngược được chia thành 2 dạng chính: khớp cắn ngược do răng hoặc do xương hàm.
Khớp cắn ngược do răng:
Móm dạng này vấn đề chính nằm ở phần răng cửa. Phương pháp xử lý khá đơn giản. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì phần răng và xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn tới sự kém phát triển của hàm trên, làm gương mặt bị gãy, trông mất thẩm mỹ.
Điều trị móm dạng này bác sĩ thường chọn phương pháp niềng răng. Sử dụng 2 loại dụng cụ niềng tháo lắp và gắn chặt.
Khớp cắn ngược do xương hàm:
Dạng móm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do hàm trên kém phát triển, hàm dưới phát triển quá mạnh, hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước khiến cho răng hàm trên luôn ở phía trong so với răng hàm dưới.
Để điều trị cần phẫu thuật tạo hình. Phương pháp này mang lại một hàm răng đẹp chỉ sau một lần duy nhất. Phẫu thuật móm (vẩu hàm) hiện đang rất được ưa chuộng trên thế giới, vì bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, nó còn đảm bảo về độ an toàn, không làm ảnh hưởng tới chức năng vùng răng-hàm-mặt.
Tuy nhiên, với một số trường hợp móm vừa do hàm vừa do răng, cần kết hợp niềng răng trước để đảm bảo tính thẩm mỹ toàn diện sau phẫu thuật.
Một lưu ý là phẫu thuật chữa móm chỉ áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, các dấu hiệu tăng trưởng đã ngừng lại và sai lệch của khuôn mặt không còn tiếp tục.
Phẫu thuật chữa khớp cắn ngược dùng kỹ thuật BSSO không cần nhổ răng:
BSSO là từ viết tắt của từ Bilateral Sagittal Split Osteotomy nghĩa là cắt cành bên hai xương hàm dưới đẩy lùi về sau. Ưu điểm của kỹ thuật này là không cần nhổ răng, điều trị triệt để các trường hợp móm quá mức hay gọi là hàm cắn ngược hoặc vẩu hàm dưới.
Phương pháp cắt xương hàm BSSO mang lại hiệu quả cao trong phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trị móm qua một lần phẫu thuật duy nhất, làm cho gương mặt trở nên hài hòa và nụ cười duyên dáng hơn.
Quá trình phẫu thuật khớp cắn ngược BSSO:
Bệnh nhân sẽ tới gặp bác sĩ trực tiếp trước phẫu thuật để được tư vấn, xác định nguyên nhân và hướng điều trị.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo cuộc mổ được an toàn. Nếu có các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường…bệnh nhân cần thông báo càng sớm càng tốt với bác sĩ điều trị.
Tiến hành gây mê. Để đảm bảo quy trình gây mê an toàn, phẫu thuật sẽ được thực hiện tại bệnh viện theo quy định của bộ y tế.
Bác sĩ tiến hành kỹ thuật BSSO cắt xương hàm dưới đẩy lùi về sau kèm cắt xương hàm trên đẩy trượt về trước sau đó nẹp cố định hàm.
Với phương pháp phẫu thuật này sẽ giảm thiểu tối đa bọt xương, ít đau và giảm sưng sau phẫu thuật, đảm bảo việc cắt xương an toàn và chính xác.
Comments[ 0 ]
Post a Comment